Phong tục cưới hỏi ba miền bắc – trung – nam

Đám cưới là một trong những việc trọng đại của một đời người. Phong tục cưới hỏi của 3 miền bắc, trung, nam cũng khác nhau. Và có những quy định từ xưa tới nay mang tính truyền thống. Bây giờ xã hội hiện đại hơn nên các nghi thức tổ chức đám cưới cũng thay đổi ít nhiều. Miền bắc yêu cầu vẫn phải giữ 3 lễ cơ bản: Lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏilễ đón dâu. Đối với miền nam họ không quá cầu kỳ nên lễ ăn hỏi không quá quan trọng nhưng vẫn có những quy chuẩn riêng. Phong tục cưới hỏi của miền nam và miền trung thường đơn giản cả lễ nghi và lễ vật. Tuy nhiên chỉ riêng ở Huế thì họ coi trọng lễ nghi. Chắc vì có lẽ vẫn còn bị ảnh hưởng của phong tục kinh đô Huế xưa. Ở mỗi nơi, mỗi vùng miền sẽ có những quy định và cách thức riêng. Hôm nay thiệp cưới ELLY sẽ giúp bạn hiểu rõ nghi thức và quy cách của từng vùng miền để tránh bối rối trong ngày vui nhé!

1- Tân Hôn, Vu Quy, Thành Hôn ý nghĩa là gì? Khi nào thì sử tân hôn, vu quy và thành hôn?

2- Xu hướng thiệp cưới 2018

Phong tục cưới hỏi ở miền bắc

Lễ Dạm ngõ (chạm ngõ) ở miền Bắc

Lễ dạm ngõ là nghi lễ đầu tiên cho nghi thức cưới hỏi. Với một đám cưới truyền thống ở miền bắc thì không thể bỏ qua nghi lễ này. Để nghi thức này suôn sẻ nhà trai phải chọn một ngày đẹp để ra mắt nhà gái. Người ta thường nói đầu xuôi thì đuôi lọt vậy nên suôn sẻ thì một việc tiếp theo mới dễ dàng. Đây là lễ ra mắt và gặp mặt đầu tiên của hai gia đình. Và là thủ tục quan trọng để người lớn gia đình hai bên thưa chuyện với nhau. Lễ vật dạm ngõ ở miền bắc đơn giản bao gồm: chục chầu cau, chè, thuốc , bánh kẹo nhưng quan trọng nhất tất cả đều phải chẵn.

Những người tham dự lễ dạm ngõ là những người trong gia đình hai bên như: cô dâu, chú rể và bố mẹ, anh chị của cô dâu chú rể.

Thủ tục lễ dạm ngõ

Nhà gái đón tiếp nhà trai tại tư gia nhà gái. Nhà gái chuẩn bị nước trà, bánh kẹo, trái cây..... mời nhà trai. Nhà trai trao lễ ra mắt cho nhà gái mang lên đặt bàn gia tiên rồi thắp hương. Hai gia đình sẽ nói chuyện xin phép cưới hỏi, xem ngày tháng cho những nghi lễ sau như lễ ăn hỏi và lễ rước dâu. Sau khi nhà trai dạm ngõ xong tức là người con gái được coi như là có nơi có chốn.

Lễ ăn hỏi ở miền Bắc

Lễ ăn hỏi là lễ thông báo chính thức hứa gã con cái được sự chứng kiến của họ hàng hai bên.

Thủ tục lễ ăn hỏi:

Lễ nạp tài sẽ được gộp chung với lễ xin cưới và ăn hỏi. Nhà trai chuẩn bị 30 chục trầu và tráp ăn hỏi mang tới nhà gái. Sau khi nhà gái giới thiệu thành phần những người tham gia lễ, gia đình chú rễ sẽ lần lượt mang lễ vật trao cho nhà gái. Chục trầu đầu tiên là cho nghi lễ ăn hỏi. chục trầu tiếp theo cho nghi thức xin cưới và chục trầu cuối cùng cho lễ nạp tài. Sau khi nhận đủ ba chục trầu thì tiếp tới nhận các tráp ăn hỏi.

[caption id="attachment_20013" align="aligncenter" width="580"]Lễ vật trầu cau Lễ vật trầu cau[/caption]

Tráp ăn hỏi gồm những gì?

Tráp ăn hỏi thường sử dụng 5,7,0 hoặc 11 tráp nhưng nhất định phải là số lẻ và là bội số của 2. Những đồ lễ trong tráp ăn hỏi bao bồm: bánh cốm, bánh su mê ( bánh phu thê), mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá.... một số nhà có thể thêm lợn quay, xôi.

Nhà gái sau khi nhận đồ lễ của nhà trai mang một ít trầu cau lên thắp hương. Sau đó chia lễ làm hai phần, 1 phần giữ lại còn một phần thì trả lại nhà trai. Lễ giữ lại nhà gái dùng để mời cưới. Quan trọng nhất trọng lễ ăn hỏi nhà trai chuẩn bị 3 phong bì tiền ( gọi là lễ đen nhiều nơi gọi là tiền nát). Một phong bì đưa cho nhà nội cô dâu. Một phong bì đưa nhà ngoại cô dâu. Còn phong bì cuối cùng là mang lên bàn thờ để thắp hương. Số tiền bên trong phong bì là do nhà gái quyết định.

Cuối cùng, chú rể và cô dâu ra mắt họ hàng hai bên. Rót nước, mời trầu và ăn uống. Tùy vào gia đình hai bên lễ ăn hỏi sẽ cách lễ cưới có thể từ 3 tuần đến vài tháng.

Lễ cưới ở miền Bắc

Nếu hai gia đình không tổ chức tiệc chung tại khách sạn thì việc mời khách tới ăn uống, chúc mừng gia đình hai bên cô dâu chú rể sẽ diễn ra một ngày trước lễ cưới.

Tiệc đãi khách ở miền bắc thường là tiệc mặn.  Một số gia đình, tùy theo tuổi cô dâu tổ chúc đón dâu 2 lần. Vào ngày ăn hỏi, có thêm thủ tục xin dâu, cô dâu theo nhà trai về nhà và ở lại. Tới sáng sớm hôm sau thì tự ra về, không để ai biết và không ai nói gì. Như vậy là coi như đã qua một lần xuất giá.

Trong ngày lễ cưới gia đình chú rể sẽ chọn giờ tốt để tới rước dâu. Chú rể và gia đình nhà trai đi xe hoa cùng hoa cưới tới nhà gái. Cô dâu mặc váy cưới trang điểm còn chú rể mặc áo vest. Nhà trai và và gái sẽ giới thiệu thành phần những người tham dự. Nhà trao trầu rồi xin dâu, chú rể xin phép được lên phòng đón cô dâu. Rồi sau đó cô dâu và chú rễ thắp nhang và làm lễ gia tiên tại nhà gái. Đại diện hai gia đình sẽ phát biểu đồng ý cho nhà trai rước dâu. Về nhà trai thì cũng làm lễ gia tiên tương tự như nhà gái. Sau đó tùy vào mỗi gia đình mà lễ cưới sẽ được tổ chức tại tư gia hay nhà hàng.

Lễ lại mặt

Sau ngày cưới đôi vợ chồng sẽ về nhà ngoại tiến hành nghi lễ lại mặt. Thường thì nghi lễ này sẽ làm vào buổi sáng.

Nghi thức lễ lại mặt?

Gia đình nhà trai chuẩn bị mtooj con gà trống, gạo nếp, bánh kẹo, thuốc để mang về nhà ngoại. Cô dâu và chú rể sẽ ở lại ăn cơm cùng gia đình bên ngoại. Đây là nghi thức quan trọng thể hiện dù con dâu về nhà trai. Nhưng cả hai vợ chồng đều phải quan tâm, chăm sóc gia đình nhà vợ. Hơn nữa nó còn thể hiện sự chu đáo, quan tâm của gia đình chú rể với nhà gái. Giúp cho hai bên gia đình thông gia tạo sự gắn bố, thân mật.

 

Phong tục cưới hỏi miền nam

Những lễ vật cưới hỏi ở miền nam:

Ở ba miền điều có chung lễ vật cưới hỏi: trầu cau, rượu, thuốc lá, chè..... Đây là những lễ vật cơ bản không thể thiếu trong lễ ăn hỏi.

[caption id="attachment_20014" align="aligncenter" width="620"]Chuẩn bị lễ ăn hỏi miền nam Chuẩn bị lễ ăn hỏi miền nam[/caption]

Khác với miền bắc, số tráp lễ vật thường là 6. Vì miền nam quan niệm số 6 biểu tượng cho may mắn, tài lộc, hạnh phúc. Nhưng chú ý các đồ vật trong tráp lễ phải là số lẻ. Đám hỏi là việc nhà trai mang may mắn tài lộc đến để có thể rước dâu. Lễ vật bao gồm:

[caption id="attachment_20015" align="aligncenter" width="580"]Lễ vật cưới hỏi Lễ vật cưới hỏi[/caption]

1. Bánh phu thê- thể hiện sự gắn kết các cặp đôi

Ở miền bắc thường sử dụng bánh trung, bánh dày, bánh cốm. Người miền nam sử dụng bánh phu thê hay còn gọi là su mê. Bánh phu thê tượng trung cho đôi vợ chồng luôn gắn kết với nhau. Chiếc bánh còn thể hiện sự chúc phúc thành đôi cho đôi vợ chồng. Chính vì vậy bánh phu thê không thể thiếu trong tráp ăn hỏi của người miền nam.

[caption id="attachment_20016" align="aligncenter" width="561"]Bánh phu thê Bánh phu thê[/caption]

2. Gà quay, lợn quay, xôi, hoa quả – biểu trưng cho sự thịnh vượng

Miền nam quan niệm mâm cỗ phải phong phú. Lợn quay và gà biểu tượng cho sự sung túc, giàu có, có của an của để.  Điều này thể hiện sự bao bọc chở che cuộc sống của cô gái từ nhà trai.

[caption id="attachment_20017" align="aligncenter" width="600"]Chuẩn bị lễ cưới Chuẩn bị lễ cưới[/caption]

3. Lễ đen

Nhà trai chuẩn bị tiền để trong một cái tráp. Số tiền này là do nhà gái quyết định, theo phong tục nhà gái thách cưới nhà trai. Lễ đen này được mẹ chú rể đến vào trao tay cho mẹ cô dâu. Có một điều chú ý để tránh phật lòng nhà gái. Ví dụ: tiền trong tráp phải là tiền mới để thể hiện được thành ý của nhà trai. Sau khi nhận tiền thi chiếc khay này được để lên bàn thờ và tiến hành làm lễ. Lời khuyên cho các cô dâu là hãy hỏi ý kiến gia đình mình và được sự thống nhất hai bên để tránh thế khó xử.

[caption id="attachment_20018" align="aligncenter" width="609"]Lễ đen Lễ đen[/caption]

4. Tráp lễ dành cho cô dâu

Tráp lễ này không bắt buộc nhưng nếu gia đình có điều kiện thì chuẩn bị. Bên trong tráp gồm: áo dài, đồ trang sức cho cô dâu. Trong ngày lễ, cô dâu sẽ mặc đồ và deo trang sức do nhà trai tặng. Sau đó hai họ chào hỏi và làm lễ trước bàn thờ gia tiên.

[caption id="attachment_20019" align="aligncenter" width="587"]chuẩn bị lễ cho cô dâu chuẩn bị lễ cho cô dâu[/caption]

 

Phong tục cưới hỏi miền trung

[caption id="attachment_20020" align="aligncenter" width="600"]lễ cưới miền trung lễ cưới miền trung[/caption]

Nghi thức cưới hỏi ở miền trung là sự kết hợp hài hòa giữa hai miền. Bao gồm những lễ sau:

Lễ đi nói ( lễ dạm ngõ) 

Gia đình nhà trai mang một chai rượu và khay trầu cau sang nhà gái. Nhà trai xin thưa chuyện và nói về chuyện cưới của 2 đứa.

Lễ đi hỏi ( Lễ đính hôn)

Lễ vật đính hôn:

Lễ vật đính hôn gồm: trầu cau và 105 quả cau. Trà, rượu và còn có phong bì tiền để hỗ trợ nhà gái chuẩn bị. Bánh kem đính hôn, nem chả với số lượng chẵn. Mâm ngũ quả được kết hình rồng phượng. Có thể thêm một ít bánh su-mê ( bánh phu thê). Phong bì trong tráp rượu sẽ đưa cho bố mẹ cô dâu. Đa số thì ba mẹ cô dâu sẽ cho lại cô dâu số tiền này. Khi ra về, khay lễ vật phải lật nắp ngửa để có thể hiểu nhà gái đã tiếp nhận lễ.

Lễ cưới ở miền trung 

[caption id="attachment_20021" align="aligncenter" width="552"]lễ cưới lễ cưới[/caption]

Trước khi vào nhà gái, đoàn rước dâu cử người trong dòng họ mạng rượu để xin được vào làm lễ. Đây được gọi là lễ đón dâu. Sính lễ là năm mâm quả như lể ăn hỏi. Một số nhà gái có bàn thờ gia tiên thì phải mang theo nến hồng. Số lượng người rước phải là số sinh hoặc lão ( 1: sinh, 2: lão, 3: bệnh, 4: tử) cứ thế mà lặp lại. Đoàn rước dâu không ấn định số người miễn là rơi vào sinh hoặc lão.

[caption id="attachment_20022" align="aligncenter" width="667"]lễ vật đám hỏi lễ vật đám hỏi[/caption]

Những điều kiêng kỵ cần chú ý trong lễ cưới:

Sau khi kết thúc lễ ở nhà trai, cô dâu chú rê bưng lễ trau cau đứng tiễn. Nhà gái lấy miếng tràu hoặc thuốc lá bỏ vào khay đồng tiền lẻ. Số tiền tùy thuộc có thể từ 1.000 đến 50.000 để cầu may mắn. Sau ba ngày cô dau và chú rể và nhà ngoại để lại mặt. Nhiều gia đình cho phép đôi vợ chồng về ngay chiều lễ cưới.

Đây là những thủ tục và lễ nghi của một đám cưới ở 3 miền. Ông bà xưa tới giờ có rất nhiều tục lệ, lễ nghĩa nhưng tới bây giờ thì đã hoàn thiện và lược bỏ những thứ không cần thiết.  Vừa là phù hợp với cuộc sống hiện đại, vừa là tranh sự cầu kỳ. Nếu hai nhà xa xôi thậm chí có thể gộp lễ dạm ngõ , đính hôn vào chung với lễ cưới.

Với những quy chuẩn khác nhau của ba vùng miền. Thiệp cưới ELLY mong cô dâu và chú rể hãy tìm hiểu kỹ và chuẩn bị để ngày hạnh phúc trọn vẹn nhất!

Tham khảo bài viết gốc ở : Phong tục cưới hỏi ba miền bắc – trung – nam

Nhận xét